Vận dụng học thuyết về cửu cung của Hiên Viên Hoàng Đế (Vua Vàng), Ngô Đạo Tử, Đạo sĩ đời nhà Đường đã quan sát những đặc trưng chiến đấu động và tĩnh của các loài chim, động vật, sáng tạo ra pho quyền thuật và kiếm thuật bao gồm các thế vật, đánh, siết, đá và các kỹ thuật điều khiển khí và hệ thần kinh thông qua việc rèn luyện tủy sống. Sáng lập ra môn phái Tiểu Cửu Thiên Võ Đạo. Truyền nhân của môn phái có trách nhiệm gìn giữ và phát triển các tinh hoa của Đạo gia. |
![]() |
Cửu cung quyền, lộ quyền pháp của môn phái Tiểu Cửu Thiên, có đầy đủ các đặc trưng về kĩ kích cũng như việc rèn luyện tăng cường thể chất. Nguyên lý của Cửu Cung Quyền nằm ở việc luyện tập chưởng pháp, quyền pháp, trỏ, vai, eo, đùi, gối dựa trên sự phát triển từ học thuyết Thái cực đến nguyên lý về Cửu Cung trong Kinh Dịch. Cửu Cung Quyền phát lực từ eo, truyền qua hai hệ thống gân cơ lớn đến tứ chi. Hệ thống quyền thuật này tập trung vào việc nâng cao sức khỏe, kéo dài sự sống bằng cách đảo ngược quá trình lão hóa. Là một hệ thống thuộc nội gia quyền, Cửu Cung Quyền chia sẻ rất nhiều các kĩ pháp đặc trưng của Thái Cực Quyền, Hình Ý Quyền và Bát Quái Chưởng.
Càn khôn kiếm (Tiểu Cửu Thiên Kiếm) có tay cầm dài, chiều dài khoảng 100cm với 5 cạnh răng cưa ở phần giữa, và 7 cạnh răng cưa ở phần gốc, tượng trưng cho thập nhị địa chi bao gồm ngũ hành và thất tinh. Trong chiến đấu, người tập sẽ được học cách sử dụng một hoặc hai tay và sử dụng nhiều loại vũ khí dài ngắn khác nhau. Bao gồm búa, giáo, côn, và dao.
Các bài thực hành trong hệ thống Tiểu Cửu Thiên bao gồm âm dương kiếm, hạc hình kiếm, xà hình kiếm, hầu hình kiếm, và long hình kiếm. Học viên được dạy cách đỡ đòn và phản công trong một lần di chuyển và sử dụng phần mũi, phần thân và phần gốc kiếm. Đây là sự khác biệt với hệ thống của Thiếu Lâm chỉ sử dụng phần mũi kiếm. Các bài luyện kiếm đơn giản, không có các di chuyển phức tạp nhưng hết sức hữu hiệu.
Một phần quan trọng nữa trong hệ thống Tiểu Cửu Thiên là Tẩy Tủy Công, một môn khí công phức tạp và mạnh mẽ thuộc Đạo giáo. Tẩy Tủy Công là môn nội công, một môn tập luyện các thành phần bên trong của cơ thể (các cơ quan nội tạng, các tuyến nội tiết…). Khác với “Ngoại Công" chỉ dựa vào việc chuyển động bên ngoài của cơ thể và cơ bắp. Nếu để so sánh, nội công phức tạp hơn nhiều lần, bao gồm việc luyện tập các cơ quan nội tạng, tuần hoàn khí huyết, và hệ thống thần kinh… Mỗi môn phái võ thuật truyền thống sở hữu các bí pháp nội công khác nhau, sự khác nhau từ dễ đến khó và mức độ nhanh chóng của thành tựu. Các môn phái võ thuật truyền thống luôn cân bằng giữa việc luyện tập Nội và Ngoại Công. Việc có một nền tảng nội công tốt là thiết yếu cho việc giữ gìn sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, sức mạnh và năng lượng.
Hệ thống luyện tập Tẩy Tủy Công bao gồm tam giai và 12 công pháp. Về cơ bản, các môn
khí công đạo giáo đầu tiên cần phải luyện tập để cơ thể sản sinh ra một hợp chất chứa
trong nó “năng lượng thiết yếu" (được gọi là hóc môn, hay khí) và sử dụng hệ thần
kinh để vận chuyển tuần hoàn năng lượng thiết yếu này đến tất cả các bộ phận của cơ
thể. Dòng năng lượng thiết yếu sử dụng ý thức này làm tăng cường sức mạnh của các
tuyến nội tiết và hệ thần kinh trung ương, nó giống như việc ấn vào các huyệt bên
trong cơ thể, kết quả là làm tăng cường chuyển hóa, giúp cơ thể cải lão hoàn đồng.
Giai đoạn tiếp theo của Tẩy Tủy Công bao gồm các kĩ thuật tăng cường sức mạnh
và cường độ của não bộ và thần kinh. Ở giai đoạn này, học viên sẽ luyện tập để có
một nền tảng thể chất tốt và tinh thần mạnh mẽ. Giai đoạn cuối cùng là giác ngộ tâm
linh, thường thì giai đoạn này không phải là mối quan tâm chính yếu với những người
ở tu tập ở trình độ trung bình. Lợi thế của việc luyện tập Tẩy Tủy Công đó là việc
thực hành khá dễ dàng và kết quả có thể thấy được một cách rõ ràng, đồng thời việc
tập luyện không có những biến chứng hay nguy hiểm gì. Do quá trình luyện tập là dễ
dàng và an toàn, ngay cả khi tự luyện tập. Điều này khác với các trường phái luyện
tập theo Đạo gia khác, thường yêu cầu một thời gian rèn luyện dài trước khi có thể
thấy được các thành quả.
Tiểu Cửu Thiên ban đầu mỗi thế hệ chỉ được truyền cho một đạo sĩ. Đại lão võ sư
Kiều Trường Hồng (1914-2001), tuy vậy, được lựa chọn là người kế thừa cơ nghiệp
đời thứ 33 của môn phái và có trách nhiệm truyền bá hệ thống học thuật này ra
thế giới. Sư phụ của Kiều đại sư phụ là Lộc Sơn Đạo nhân, là truyền nhân đời thứ 32
của môn phái, người trông giữ đền Tam Thanh, núi Y Vũ Lộc Sơn, Liêu Ninh, Trung Quốc.
Không ai biết tên thật của Lộc Sơn Đạo Nhân. Đạo Nhân có một đạo đồng (người hầu cận)
sống cùng người vài chục năm, sau đó thì con trai của đạo đồng này tiếp tục theo hầu
Đạo Nhân. Cả hai cha con đạo đồng đều không biết rõ tên cũng như lai lịch của Đạo Nhân.
Tính toán dựa theo tuổi của các đạo đồng, Lộc Sơn Đạo Nhân phải ngoài 120 tuổi
khi Kiều đại sư gặp được Đạo Nhân.
![]() |
_ |
Tất cả mọi ngày trong năm, dù hè hay đông, Đạo Nhân chỉ mặc một chiếc áo choàng mỏng, nhưng chưa bao giờ cảm thấy nóng hay lạnh. Mắt đạo nhân lúc nào cũng sáng và nhìn thấu tất cả mọi thứ, người thường ở trạng thái thiền nhập định trong hơn 10 ngày mà không cần ăn hay uống. Một dịp nọ, Đạo Nhân được nhìn thấy đã nuốt cả một cái thùng đầy nước, sau đó phun ra khỏi mồm thành tia thủng một tấm ván gỗ dầy hơn một inch. Người đạo đồng còn kể đã nhìn thấy Đạo Nhân sử dụng ngón tay của mình mà hãm được cả một con bò lớn. Hệ thống Tiểu Cửu Thiên chưa từng được dậy cho một người nào mà không phải là Đạo sĩ, ngoại trừ Kiều đại sư phụ. Lộc Sơn Đạo Nhân đã nói với Kiều đại sư phụ: “Chúng ta gặp nhau bởi duyên phận, ta đã truyền thu cho con những tinh hoa của môn phái. Hãy đặt tên là Tiểu Cửu Thiên Võ Đạo và đem nó ra ngoài thế giới”.
|