Hình Ý Quyền là một trong ba môn quyền thuật nội gia Trung Quốc, các môn khác là Thái Cực Quyền và Bát Quái Chưởng. Những môn quyền thuật nội gia này khác với Thiếu Lâm và những môn ngoại gia khác như Karate ở chỗ khả năng vận dụng quyền thuật phụ thuộc vào việc phát triển và sử dụng khí (năng lượng bên trong) chứ không chỉ ở sức mạnh cơ bắp. Nội gia quyền phát triển và sử dụng các gân, dây chằng, trong khi đó ngoại gia trọng tâm vào việc sử dụng hệ thống cơ lớn ở phía ngoài.
Hình Ý Quyền là môn quyền thuật có nguồn gốc từ Đạo gia. Nó được phát triển dựa vào sự hợp nhất thân thể và tâm ý làm thành một. Tên gọi “Hình Ý Quyền” được hiểu môn quyền thuật với sự hợp nhất tâm ý và hình quyền. Phần ý vượt trên phần vật lý và bằng cách hòa hợp ý thức và hành động. Hệ thống này, đã hình thành được khoảng 400 năm, có khả năng tự mô tả thông qua tư thế và bài quyền. Luyện tập Hình Ý Quyền thường xuyên phối hợp, nhịp điệu, điều chỉnh cơ thể dẫn đến một sức khỏe tốt là kết quả tự nhiên của việc luyện tập Hình Ý Quyền.
![]() |
5 quyền cơ bản của Hình Ý Quyền được gọi là “Ngũ Hành Quyền”
được đặt tên dựa theo 5 nguyên tố: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ
với các thế Phách (bổ), Toản (hất), Băng (khoan), Pháo (đập), Hoành (gạt).
Ngoài 5 quyền cơ bản, Hình Ý Quyền còn có 12 hình dựa vào đặc
trưng chiến đấu của 12 loài động vật là: Long, Hổ, Hầu, Mã, Kê (gà),
Diêu (ưng nhỏ), Yến (chim), Xà (rắn), Ưng-Hùng, Thai (chim),
Đà (cá sấu). Ngoài ra còn có bài ngũ hành liên hoàn quyền,
ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc và các bài tập khí công.
Lý Tồn Nghĩa sư phụ (1847-1921) là người gốc ở làng Nan Xiao Ying, hạt Shen, tỉnh Hồ Bắc. Lý sư phụ là học trò của Lưu Kỳ Lan (Liu Qi Lan) và Đổng Hải Xuyên đã học thành nghệ cả môn Hình Ý Quyền và Bát Quái Chưởng. Vào những năm 1890 Lý sư phụ làm nghề bảo tiêu ở Bảo Định và Thiên Tân. Ông đào tạo vệ sĩ môn Hình Ý Quyền và Bát Quái Chưởng. Năm 1900 Lý tham gia đội đảo chính, ông một mình dẫn theo nhiều người xông pha vào nhiều trận đánh chống lại các đội quân ngoại quốc. Chuyện kể về ông nói rằng ông “chiến đấu không mệt mỏi khiến máu thấm đẫm hết cả hai vạt tay áo”. Ông thường sử dụng cây đao trong chiến trận và được gọi là “Lý đơn đao”. Học trò xuất sắc nhất của Lý sư phụ là Thượng Vân Tường (1864-1937).
|
Thượng Vân Tường sinh năm 1864 ở tỉnh Sơn Đông,
hạt Le Linh, làng Thượng gia. Khi còn trẻ ông học Thiếu lâm quyền. Năm 21 tuổi
ông gặp được Lý Tồn Nghĩa sư phụ và trở thành học trò xuất sắc nhất và là nhân
viên trong đội bảo tiêu ở Thiên Tân. Từ Lý sư phụ ông học được Hình Ý Quyền và
Bát Quái Chưởng và chuyên sử dụng giáo làm vũ khí. Sau đó Thượng có học một số
kĩ thuật Bát Quái Chưởng từ sư phụ nổi tiếng Trình Đình Hoa và học một thời gian
với bậc thầy Hình Ý Quyền nổi tiếng Quách Vân Thâm, từ Quách sư phụ, Thượng đã học
được bán bộ băng quyền. Ông nhỏ người nhưng rất mạnh mẽ, thường nói to, hay cáu giận
và hay đánh. Một người thầy rất khó tính, chuyện kể rằng ông thường vào tay và rất
nhiều đệ tử của ông đã bị thương sau những lần luyện tập, có một số người bị thương
nặng. Thượng là một người thầy thực dụng và tin vào việc luyện tập cho chiến đấu thực
sự. Trong 25 năm dậy võ, ông đã huấn luyện được trên 100 học trò. Một trong những người
học trò xuất sắc nhất chính là tướng quân Liu Chi Yuan. Tướng Quân Liu Chi Yuan là học trò của Thượng Vân Tường, phương pháp dậy của Liu tướng quân cũng gần tương tự như thầy của ông. Sau rất nhiều năm Liu đã đến thành phố Thẩm Dương, và tham gia vào quân đội lãnh chúa ở đây. Sau đó tướng Liu trở thành HLV Trưởng đào tạo võ thuật của binh đoàn đông bắc. Học trò xuất sắc nhất và nổi tiếng nhất của ông chính là Kiều Trường Hồng. |
|